Bản tin BDS Đông Anh
Nguyên nhân của sự biến động giá trị bất động sản Đông Anh.
Cập nhật: 7/2/2018 | 4:32:55 PM
Thông tin Hà Nội dự định xây liên tiếp 4 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng từ nội thành theo hướng phía Đông và Đông Bắc đã khiến giá đất tại 3 quận huyện ngoại thành là Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm tăng trông thấy. Giới cò đất, nhiều người có tiền đầu cơ và người dân có nhu cầu thực đã vào cuộc săn lùng các khu đất tại đây.
Nguyên nhân của sự biến động giá trị bất động sản Đông Anh.
Thông tin Hà Nội dự định xây liên tiếp 4 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng từ nội thành theo hướng phía Đông và Đông Bắc đã khiến giá đất tại 3 quận huyện ngoại thành là Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm tăng trông thấy. Giới cò đất, nhiều người có tiền đầu cơ và người dân có nhu cầu thực đã vào cuộc săn lùng các khu đất tại đây.
Giá đất tăng cao vì 4 cây cầu
Tại một số khu vực đất huyện Đông Anh, theo ghi nhận của phóng viên giá đất ngay từ thời điểm cây cầu Nhật Tân được triển khai xây dựng, đến nay đã ở ngưỡng 35 - trên 40 triệu đồng/m2, giành cho khu vực có đường vào rộng trên 2m. Các khu vực đất đắt nhất là Đông Hội, Đông Trù, Lê Xá, Đông Ngàn... nằm gần với cầu Đông Trù và trong kế hoạch tại đây sẽ là cầu Tứ Liên (1 trong 4 cây cầu dự kiến của Hà Nội).
Các khu vực khác của huyện này hiện vẫn nằm trong ngưỡng giá từ 13 - 25 triệu đồng/m2 trở lên. Đất bán theo lô, suất được xem là đất đẹp, có quy hoạch giao thông, điện nước hoàn chỉnh thuộc khu đô thị có giá cao hơn dao động từ 40 đến 50 triệu đồng/m2.
Theo nhiều người dân Đông Anh, rất có thể đất ở Đông Anh sẽ lên nữa bởi hạ tầng mới cầu, đường được xây dựng hoàn chỉnh hơn, nhiều dự án cũng đang được mở tại đây khi có hạ tầng được đầu tư.
Cùng với đất Đông Anh đang được đẩy lên cơn sốt mới, giới đầu cơ, người dân lùng mua, đất tại quận Long Biên, huyện Gia Lâm nhiều hơn và đất tại đây cũng được nâng giá lên cao hơn.
3 cây cầu là Cầu Đuống 2, Cầu Giang Biên và Cầu Trần Hưng Đạo đều nằm trên địa bàn 2 quận, huyện Long Biên và Gia Lâm. Tại quận Long Biên, khu đất nằm bên này sông Đuống, giáp với Bắc Ninh hiện vị trí đẹp dao động từ 25 - 35 triệu đồng/m2. Còn đất trong ngõ, lối đi chung nhỏ hẹp có giá từ 17 đến 25 triệu đồng/m2.
Các khu đất có diện tích lớn, đường rộng ở Đức Giang, Thượng Thanh, Việt Hưng thuộc địa phận quận Long biên hiện nay rất ít, thậm chí không có để bán. Còn những diện tích đất nhỏ dưới 40 m2 được bán khá đắt, trên 30 triệu đồng/m2.
Các khu đất nằm gần bờ sông Đuống như: Gia Thượng, Giang Biên, Tình Quang, Quán Tình nằm bên đường đê vàng, giáp với khu đô thị Vinhomes, cạnh cầu Giang Biên sắp được xây dựng cũng có giá 18 - 20 triệu đồng/m2, có nơi cao trên 35 triệu đồng/m2.
Người dân tại 3 khu vực trên cho biết, 1 năm trước, đất ở khu vực này chỉ nằm trong khoảng 12 triệu đồng/m2 đắt nhất là 20 triệu đồng/m2. Nhưng chỉ sau một thời gian, giá đất ở đây đã tăng lên khá mạnh cho dù khu phía Đông và Đông Bắc này lợi thế không bằng các khu vực ở phía Tây và phía Bắc Hà Nội, nơi có nhiều công trình được quy hoạch làm trụ sở, ban ngành của trung ương và Hà Nội, nhiều dự án lớn nhỏ, đồng loạt đổ về đây.
Theo nhiều người dân tại Giang Biên, Quán Tình trong 3 tháng trở lại đây xuất hiện người đi hỏi mua nhà đất khá đông, hầu như ngày nào cũng có người đến hỏi, hoạt động rao bán đất cũng rầm rộ hơn trước.
Khá nhiều người "gạ" người dân "ôm" các loại đất đang trồng cây lâu niên, đất lúa vì "có người nhà" làm quy hoạch, bỏ vốn “ôm” các khu đất này sẽ có thể kiếm lời gấp 5, gấp 10 sau vài năm nữa.
Theo bà Đỗ Hoài An, Giám đốc, Trưởng bộ phận nghiên cứu, tư vấn, định giá của CBRE cho rằng: "Các khu vực đất phía Đông và Đông Bắc thời gian sắp tới sẽ có giá không kém gì khu vực phía Tây bởi hiện nay đầu tư hạ tầng tại khu vực này đang rất lớn, 4 cây cầu liên tiếp được lên kế hoạch xây dựng sẽ giúp giao thông đi lại giữa người dân huyện Gia Lâm, Đông Anh, Long Biên vào Hà Nội dễ dàng hơn, phá vỡ khoảng cách phát triển".
Tuy nhiên, đại diện CBRE cũng cảnh báo việc ồ ạt "ôm" đất chờ giá ở những nơi không phải quy hoạch sẽ khiến nhiều người vỡ mộng, đồng thời người mua nhà đất cần cảnh giác với giá đất bị nâng ảo.
Cùng với Thanh Trì, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm quỹ đất tại đây còn khá lớn, đồng thời giá đất đang được xem là hợp lý, thậm chí rẻ hơn so với các nơi khác. Tuy nhiên, sắp tới rất có thể với 4 cây cầu mới được xây dựng và hoàn thành chỉ trong các năm 2019 và 2021, cộng với bến xe Gia Lâm được chuyển về Cổ Bi (huyện Gia Lâm); nhiều dự án nhà ở giá rẻ được đầu tư tại đây sẽ khiến giá đất tại các khu vực của Gia Lâm và Long Biên thiết lập một mặt bằng mới.
Tin tức khác
- Đông Anh sẽ là thành phố tuyệt đẹp trong tương lai của Hà Nội
- Bất động sản Đông Anh thời kì “thay da đổi thịt’
- BẤT ĐỘNG SẢN ĐÔNG ANH, cơ hội và thách thức
- TẠI SAO ĐÔNG ANH trở thành sự lựa chọn hoàn hảo của nhà đầu tư bất động sản?
- CƠN SỐT THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐÔNG ANH, THỰC HƯ THẾ NÀO?
- Thị trường bất động sản huyện Đông Anh “dậy sóng”, đâu là nguyên nhân?
- Nguyên nhân nào khiến cho bất động sản Đông Anh bỗng tăng giá mạnh?
- THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐÔNG ANH, MẢNH ĐẤT TIỀM NĂNG CẦN ĐƯỢC ĐẦU TƯ KHAI THÁC
- Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản khu Đông Hà Nội