Những nhà đầu tư nào đang góp mặt tại "đô thị mới" Bắc sông Hồng?

Cập nhật: 26/3/2018 | 4:22:42 PM

Tại khu vực phía Bắc sông Hồng (gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm và quận Long Biên), thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện nhiều thông tin về việc đầu tư xây dựng những dự án quy mô của các đại gia địa ốc. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, đây sẽ là khu vực phát triển mạnh mẽ tiếp theo của Hà Nội trong thời gian ngắn và trung hạn trong tương lai (khoảng 5 năm tới).

Những nhà đầu tư nào đang góp mặt tại "đô thị mới" Bắc sông Hồng?

Gần đây liên tiếp xuất hiện nhiều thông tin về việc đầu tư xây dựng những dự án quy mô lớn tại khu vực phía Bắc sông Hồng (huyện Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm và quận Long Biên). Góp mặt trong các dự án này đều là các đại gia địa ốc có tên tuổi trên thị trường...

Các đại gia địa ốc đang quy tụ tại phía Bắc sông Hồng

Tại khu vực phía Bắc sông Hồng (gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm và quận Long Biên), thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện nhiều thông tin về việc đầu tư xây dựng những dự án quy mô của các đại gia địa ốc. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, đây sẽ là khu vực phát triển mạnh mẽ tiếp theo của Hà Nội trong thời gian ngắn và trung hạn trong tương lai (khoảng 5 năm tới).

thap tai chinh phuong trach

Đầu tiên, phải kể đến nhiều dự án dọc hai bên đường Võ Nguyên Giáp như Công viên Kim Quy, Công viên công nghệ phần mềm, Trung tâm tài chính Phương Trạch, Tổ hợp Y tế - Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao tại Hà Nội…

Trong đó, đặc biệt phải nói thêm về dự án Công viên Kim Quy do Tập đoàn Sungroup đầu tư tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh. Đây là một trong những dự án mang quy mô lớn nhất khu vực và là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và các tỉnh phía Bắc sông Hồng.

Với tổng mức đầu tư khoảng 4.600 tỷ đồng, dự án được coi là “Disneyland” của Hà Nội khi đáp ứng và mang đẳng cấp quốc tế. Công viên được thiết kế dựa trên truyền thuyết Loa thành với mặt bằng tổng thể mô phỏng theo hình dáng thần Kim Quy, các hạng mục công trình, cây xanh, mặt nước thì sắp xếp theo dạng xoáy trôn ốc... Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành trong 18 tháng và đưa vào hoạt động trong năm 2018.

Còn Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội do Công ty TNHH MTV Hanel làm chủ đầu tư cũng mới được quyết định thành lập vào năm 2016 với quy mô 43,45 ha tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên. Dự án này sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư, xây dựng hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung. Tuy nhiên, Khu công nghệ thông tin tập trung này sẽ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tuân thủ Luật Doanh nghiệp.

Một trong những dự án được quan tâm nhất hiện nay tại khu vực này là Trung tâm tài chính Phương Trạch – còn được biết đến là siêu đô thị thông minh do Tập đoàn BRG và Mitsubishi dự kiến lập liên doanh, nằm dọc trục đường Nhật Tân – Nội Bài với tổng mức đầu tư lên đến 4 tỷ USD. Dự kiến, dự án sẽ khởi công trong quý I/2018, điểm nhấn là tòa tháp tài chính cao 108 tầng ở Phương Trạch, ngoài ra còn có các khu vực: hội chợ, trung tâm văn hóa, thương mại, trung tâm hội nghị... Đây là một trong những hạng mục quan trọng nhất thuộc quy hoạch chi tiết khu đô thị cửa ngõ thủ đô dọc tuyến cao tốc Nhật Tân – Nội Bài dài gần 12 km với diện tích khoảng 2.080 ha.

Gần đây nhất – vào tháng 10/2017, UBND TP Hà Nội đã có chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp Y tế - Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao tại Hà Nội (giai đoạn 1). Theo đề xuất, diện tích dự án là 38,6 ha; tổng mức đầu tư 4.900 tỷ đồng (giai đoạn 1 là 3.000 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 1.900 tỷ đồng). Đối với dự án này, thành phố được phép chỉ định thầu với điều kiện vốn của chủ đầu tư không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư (tương ứng khoảng 450 tỷ đồng)...

Tại đây còn có quy hoạch những công trình công cộng và thương mại quy mô lớn như Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, Khu du lịch sinh thái Vân Nội, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hoa Lâm Viên, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương…

Trong số các dự án kể trên có Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia cũng được xếp vào diện công trình trọng điểm ưu tiên đầu tư theo Quy hoạch vùng thủ đô. Dự án do CTCP Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC) – thành viên của Tập đoàn Vingroup đầu tư theo phê duyệt của Thủ tướng (dự án sẽ thay thế hoạt động của Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia cũ tại Giảng Võ). Tại đây sẽ diễn ra các hoạt động triển lãm, giao lưu và tổ chức những sự kiện mang tầm cỡ khu vực và thế giới.

Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia thuộc địa bàn ba xã Đông Hội, Xuân Canh và Mai Lâm, huyện Đông Anh. Cốt lõi dự án là Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia có diện tích hơn 90 ha với hơn 550.000 m2 xây dựng công trình trong nhà, gồm Khu triển lãm trong nhà và ngoài trời; Trung tâm xúc tiến thương mại; Trung tâm hội nghị và khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại... Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào quý IV/2018.

Dự án Khu du lịch sinh thái Vân Nội do CTCP Đầu tư và Phát triển công nghệ Mefrimex làm chủ đầu tư (nên còn gọi là Khu du lịch sinh thái Mefrimex) thuộc địa bàn các xã Vân Nội, Nam Hồng, huyện Đông Anh; tổng diện tích khoảng 87 ha, quy mô dân số dự kiến 2.890 người. Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2014, tuy nhiên mãi đến giữa năm 2016 dự án vẫn còn điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết...

Tương tự, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hoa Lâm Viên do CTCP Thương mại Bình Phát làm chủ đầu tư thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh cũng đã được cấp phép gần 4 năm nay (từ năm 2013) nhưng vẫn chưa hoàn thành. Nguyên nhân là do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng. Theo quy hoạch, dự án có tổng diện tích khoảng 96,6 ha.

Ngoài các dự án quy mô kể trên, khu vực phía Bắc sông Hồng còn xuất hiện thêm nhiều dự án nhà ở thương mại, đây vừa là hệ quả kéo theo do dự phát triển của các dự án trọng điểm đã kể, vừa là động lực để thành phố đẩy mạnh đầu tư các dự án trên. Cụ thể như Khu đô thị Bắc Thăng Long, Khu chức năng đô thị Noble Vân Trì, Khu đô thị Uy Nỗ, Khu đô thị Tiên Dương…

Trong đó, Khu đô thị Bắc Thăng Long nằm gần đầm Vân Trì (huyện Đông Anh), có diện tích 86 ha; tổng vốn đầu tư 236 triệu USD. Chủ đầu tư Khu đô thị là liên doanh giữa Công ty Xây dựng số 9 (Sở Xây dựng Hà Nội) với tập đoàn North Bridge Communities (Thái Lan), số vốn nước ngoài chiếm 60% tổng vốn.

Khu chức năng đô thị Noble Vân Trì do Công ty TNHH Noble Vân Trì đầu tư, được phê duyệt từ năm 2013, thiết kế gồm các tòa nhà chung cư thấp tầng và cao tầng hạng A; thời gian thực hiện theo kế hoạch là từ năm 2010 - 2017.

Khu đô thị Uy Nỗ thuộc thị trấn Đông Anh, tổng diện tích khoảng 81 ha và quy mô dân số khoảng 12.200 người. Còn Khu đô thị Tiên Dương cũng thuộc huyện Đông Anh có tổng diện tích khoảng 125 ha, dân số khoảng 15.500 người. Hai khu đô thị này cùng thuộc trong Phân khu đô thị N7 của Hà Nội...

Khu vực phía Bắc sông Hồng sẽ phát triển trong khoảng 5 năm tới

Theo Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phát triển thủ đô Hà Nội gồm đô thị hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh. Trong đó, đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế... dân số khoảng 4 – 4,5 triệu người và được mở rộng về phía Bắc sông Hồng – khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm theo định hướng của Quy hoạch 1998.

Khu vực Gia Lâm, Long Biên phát triển dịch vụ chất lượng cao như thương mại, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, đào tạo nghề, y tế chuyên sâu... và hỗ trợ các ngành công nghiệp dọc Quốc lộ 5.

Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, trường quay gắn với bảo tồn di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì, trung tâm thể thao thành phố (ASIAD).

Mê Linh là khu đô thị dịch vụ và công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao kết nối với sân bay Nội Bài, phát triển trung tâm triển lãm EXPOR, hội chợ hoa kết hợp trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây.

Trao đổi với PV, bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội nhận định, thời gian gần đây, khu vực phía Bắc sông Hồng được nhắc đến rất nhiều bởi xuất hiện không ít dự án quy mô mà những khu vực khác của Hà Nội đều rất “ao ước”. Đông Anh hiện có lợi thế là quỹ đất lớn, có sân bay Nội Bài nên thu hút được nhiều chủ đầu tư danh tiếng, tiềm lực về tài chính...

“Chúng tôi tin rằng bức tranh bất động sản khu vực này sẽ thay đổi trong tương lai, nhưng không thể nhanh được mà ít nhất là trong 5 năm tới, bởi cần thời gian để các công trình lớn tại đây dần thành hình. Dù vậy, quá trình này chắc chắn cũng vẫn thu hút được nguồn cầu và nhiều nhà đầu tư mới theo dõi và tham dự...”, bà Hằng nói.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Hoài An, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn Công ty CBRE Việt Nam cũng thông tin với PV rằng, phía Bắc sông Hồng là khu vực bên kia cầu Nhật Tân (khu vực huyện Đông Anh). Sau khi có cầu Nhật Tân, việc di chuyển từ nội thành đến khu vực này đã thuận tiện hơn rất nhiều...

“Đây là cửa ngõ từ thành phố dẫn ra sân bay Nội Bài. Bất cứ thành phố nào trên thế giới, những khu vực cửa ngõ dẫn ra sân bay luôn luôn phát triển sôi động. Tuy hiện tại khu vực này vẫn chưa phát triển bằng những khu vực khác của thành phố nhưng đây chắc chắn sẽ là khu vực phát triển tiếp theo ở Hà Nội có thể là trong ngắn và trung hạn”, bà An đưa ra dự đoán.

Phó Giám đốc CBRE nói thêm, còn khu vực quận Long Biên (vừa ở phía Bắc sông Hồng, vừa là thị trường bất động sản phía Đông thành phố Hà Nội) tuy đã có một số dự án bất động sản bán lẻ đang hiện hữu và có một lượng khách ổn định, nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của phía Tây thành phố. Vì vậy, những thông tin về việc triển khai hạ tầng trong 5 năm tiếp theo sẽ là động lực rất lớn cho sự phát triển của thị trường bất động sản tại đây.

 

Công ty bất động sản Tan long Land

Địa chỉ VP:

39A Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 0961.853.853

Website: www.bdsdonganh.net

Email: info@bdstanlong.vn

Kết nối với chúng tôi

Bản tin bds Đông Anh  | Tư vấn thiết kế | Thuê biệt thự Vinhomes Ocean Park | Thuê căn hộ Vinhomes Ocean Park 

Hotline: 0961.853.853
Bấm gọi ngay